Ngày xửa ngày xưa, khi những dòng cổ tích của nội chảy tràn vào tuổi thơ tôi, tôi biết nội là người phụ nữ đẹp nhất trên đời. Nội nhỏ người, đẹp lão. Tóc bà bạc đều từng sợi từng sợi, óng ánh như sợi bạch kim. “Nội ơi, nội nhổ tóc đen không?”, tôi thì thầm. Nội móm mém cười, hàm răng rụng đã quá nửa. Búi tóc của bà thơm mùi dầu dừa, mỗi khi có giỗ quải hay lễ lạt, bà bới đầu, vấn khăn, đeo thêm một sợi chuyền vàng, hệt như mấy bà hương, bà hội. Nhà nghèo, nội hết nuôi heo, bán củi lại xoay ra trông cháu, rồi lo chuyện cơm nước. Nội hay kể cho tôi nghe câu chuyện ông Ba Mươi chạy đi rước bà mụ đỡ đẻ cho vợ, xong xuôi mang lại tạ cho bà mụ một con heo rừng. Câu chuyện nghĩa nhân ấy nội vẫn kể cho tới khi không còn minh mẫn. Tôi lắng nghe, lắng nghe cho đến lúc giấc mơ đến vẫn thấy nụ cười của bà. Giấc mơ của tôi còn thơm lừng cả mùi cá lóc nướng trui chấm mắm me mà nội làm, êm ru những câu chuyện cổ tích nội kể, ấm áp gương mặt nội, gương mặt Mẹ của ba - người Mẹ đẹp nhất trên đời.
Khi tôi buộc phải nghỉ chơi với cổ tích để đi học thì đã thấy chị Hai loay hoay công việc nhà. Và từ đó, trong số những người phụ nữ đẹp nhất đời tôi có thêm chị. Chị không mặn người nhưng đẹp hiền đến lạ. Hồi tôi còn nhỏ, có lần chị được lên ảnh bìa của tờ báo huyện, và hình như đó là lần duy nhất tôi thấy chị trang điểm. Không mặn mòi chuyện phấn son, chị tự nhiên như bông hoa giấy dung dị bên bờ tường. Tôi đi học xa, chị vẫn ở nhà phụ việc. Tôi đi làm, chị vẫn tỉ mỉ chăm chút cho cửa tiệm nhỏ dưới quê. Khi tôi kể cho chị nụ hôn đầu tiên, chị còn ngại ngùng nói chuyện trai gái. Tới lúc tôi hừng hực sức trẻ dậy thì, chị quên… cái thì đã luống. Có hôm hai chị em đi chơi xa, tôi lếu láo bỏ chị bơ vơ một mình, vậy mà chị không giận… còn tôi thì không biết bao giờ mới thôi ray rứt. Đến ngày chị gặp anh, cuộc tình đẹp như duyên phận. Giờ mới thấy chị cười thật sự, cái cười cũng duyên, cũng xinh như ai. Nhân ngày của phụ nữ này, tôi tặng chị hoa hồng như lời hứa. Chị sẽ hạnh phúc vì chị đáng được như vậy. Và đã là mẹ của Leo thì phải là bà mẹ đẹp nhất trên đời.
Em bước vào đời tôi, lại thêm câu chuyện về một người phụ nữ xinh đẹp. Tôi ngồi cạnh em suốt ba năm trung học và cái tình chắc cũng chín dần chín dần theo ngần thời gian ấy. Em có đạo, nhu mì, tinh tế và từ tốn như một dì phước. Tôi theo em làm dấu thánh, lén lút ăn bánh thánh từ Cha, rồi lâm râm khấn “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi” dù chỉ là một kẻ ngoại đạo. Em chẳng trách cứ gì tôi, chỉ một nụ cười sáng, trong veo trên khuôn mặt vốn đã thánh thiện. Ngày sinh nhật, tôi mang bánh và quà đến dự cùng gia đình. Em cảm ơn ba mẹ đã sinh ra em trong đời, em cảm ơn em trai mình giúp chị cảm thấy có trách nhiệm. Rồi em cảm ơn Chúa vì… vì lẽ gì mà em không nói tiếp, chỉ lẳng lặng nhìn tôi. Sau này tôi hay đi lễ một mình, bơ vơ hệt như lời em cảm ơn Chúa không có đoạn kết trong ngày sinh nhật năm nào.
“Em có nét buồn sâu như ngọn gió
thổi lang thang qua năm tháng hao gầy
tôi có chút buồn xa như vạt cỏ
khuất chìm trong cát bỏng đến chân mây…”
Tôi nhớ em, nhớ lắm, nhớ người bạn gái - mẹ của chân như, người mẹ trẻ đẹp nhất trên đời.
Tôi tiếp tục tồn tại một cách đúng nghĩa, không thèm vội mà cũng cũng chẳng rề rà. “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng…” làm gì? Chỉ để gió cuốn hay sao? Rồi tôi đi làm, có lúc cuồng điên say mê, có lúc chán chường tuyệt vọng thỉnh thoảng khóc cười với những chuyện vặt vãnh. Một ngày nọ, manh giấy viết vội trên bàn “Con đừng ăn uống thất thường. Cơm canh mẹ nấu sẵn trong bếp, ăn uống cho đàng hoàng. Mẹ về” làm tôi chợt nghẹn lòng. Thì ra tôi, càng học cao, hiểu rộng bao nhiêu, lại càng tự cho mình cái quyền cao hơn người, cái quyền huyễn hoặc và quên cả những người bao giờ cũng vì mình. Mẹ không đẹp, nhưng phúc hậu. Lâu lâu, để ý kỹ lắm mới thấy bà nở một nụ cười. Con cái đông, chưa có đứa nào thực sự làm mẹ an lòng, chưa có đứa nào vuốt thẳng được những nếp nhăn trên trán mẹ. Mà các bà mẹ thì có bao giờ thôi lo lắng cho con. Nếu có buồn thì mẹ tìm bà dì, ông cậu mà tâm sự. Bên nhà anh chị mình, lúc nào cũng thấy mẹ ngủ ngon hơn ở nhà. Phàm ai cũng muốn được che chở, ai cũng có nhu cầu được yêu thương, phải không mẹ. Nếu mất hết tất cả, tôi biết chắc ngay dưới gối nằm của mình sẽ còn lại một điểm tựa vững chắc tình thương của mẹ - kiên định - vĩnh cửu - không điều kiện, sẽ mãi mãi lèo lái cuộc đời tôi. Và đã là người mẹ thì có cái đẹp nào sánh bằng.
Mẹ ơi!
Monday, December 19, 2011
Sunday, December 18, 2011
Tình yêu
Sếp có một thói quen rất… yêu là kết thúc ngày làm việc thứ Hai của mình bằng một cú điện thoại: “Đang làm gì đó. Ừ, về đây!”. Sếp gọi điện cho vợ. Nói chuyện cứ như đang hò hẹn với người yêu. Nói theo sách là hai vợ chồng không son mà “tương kính như tân” í. Uh, tình yêu từ ngàn đời, vẫn len lỏi trong mầm sống của nhân loại. True love never lie... kekkee
Anh Sếp phó cũng có một thói quen rất… yêu. Cứ khoảng tầm 4 giờ chiều là chạy đi rước con. Nếu được làm cùng anh hơi khuya là thế nào cũng nghe được nhiều cuộc trò chuyện… ưỡn ẹo. Khi thì anh gọi thăm con, khi thì hai cô con gái rượu (bồ đào) nũng nịu cùng bố. Ba cũng thương mình như thế (sure), nhưng cách thể hiện khác hoàn toàn. Đôi khi im lặng có ý nghĩa hơn những lời nói. “Yêu lắm. Ngủ chưa. Ngoan ngoan cuối tuần ba Chim chở đi Mega Star coi Sherk”… khà khà khà
Mẹ cũng có một thói quen rất… yêu. Mỗi ngày không trò chuyện với cô con gái lấy chồng xa là không chịu được. Cứ như là ở NTT và Cai Lậy. Mẹ kể về một ngày bình thường, tâm sự những chuyện bí mật, dặn dò gì đấy hay thậm chí cao hứng la rầy. Chị ngồi nghe, yêu như lúc được ở gần mẹ. Áp cái phone vào tai mà cứ thấy như tay mẹ xoa bụng. Hai bên im ru bà rù mà nghe thật rõ: “Ráng ăn uống nhiều vào đi con. Ít bữa nữa là mẹ qua rồi… Ngủ chưa bà, thức cho lắm. Đúng là phí sức”.
Em cũng có một thói quen rất… yêu là im lặng. Anh thích nhìn em như thế vì đó là lúc anh… thích nói thật nhiều. Người ta thường phải chú ý đến những dấu hiệu của cuộc sống. Những dấu hiệu đó giúp người nọ nhận ra người kia là bạn soul mate của nhau đến trọn đời. Em đã tìm thấy dấu hiệu của mình chưa?
Anh thì…
Tình yêu
nó
lạ
thật!
Anh Sếp phó cũng có một thói quen rất… yêu. Cứ khoảng tầm 4 giờ chiều là chạy đi rước con. Nếu được làm cùng anh hơi khuya là thế nào cũng nghe được nhiều cuộc trò chuyện… ưỡn ẹo. Khi thì anh gọi thăm con, khi thì hai cô con gái rượu (bồ đào) nũng nịu cùng bố. Ba cũng thương mình như thế (sure), nhưng cách thể hiện khác hoàn toàn. Đôi khi im lặng có ý nghĩa hơn những lời nói. “Yêu lắm. Ngủ chưa. Ngoan ngoan cuối tuần ba Chim chở đi Mega Star coi Sherk”… khà khà khà
Mẹ cũng có một thói quen rất… yêu. Mỗi ngày không trò chuyện với cô con gái lấy chồng xa là không chịu được. Cứ như là ở NTT và Cai Lậy. Mẹ kể về một ngày bình thường, tâm sự những chuyện bí mật, dặn dò gì đấy hay thậm chí cao hứng la rầy. Chị ngồi nghe, yêu như lúc được ở gần mẹ. Áp cái phone vào tai mà cứ thấy như tay mẹ xoa bụng. Hai bên im ru bà rù mà nghe thật rõ: “Ráng ăn uống nhiều vào đi con. Ít bữa nữa là mẹ qua rồi… Ngủ chưa bà, thức cho lắm. Đúng là phí sức”.
Em cũng có một thói quen rất… yêu là im lặng. Anh thích nhìn em như thế vì đó là lúc anh… thích nói thật nhiều. Người ta thường phải chú ý đến những dấu hiệu của cuộc sống. Những dấu hiệu đó giúp người nọ nhận ra người kia là bạn soul mate của nhau đến trọn đời. Em đã tìm thấy dấu hiệu của mình chưa?
Anh thì…
Tình yêu
nó
lạ
thật!
Subscribe to:
Posts (Atom)
Tình thư cho AI
Ngày 25/4/2024 Tiếp nối những chuỗi ngày yếm thế, ba viết thư cho con. Nếu không ai đọc thì thật buồn cho người viết, nhưng một khi đã c...
-
1. Hồi nhỏ, tôi có lần đã thốt lên câu này khi đi lạc. Nhớ lại thời khắc đó, bàn tay của mình cần biết bao cái xiết chạm của ...
-
Chớp mắt cái đã cuối năm rồi. Khép lại một khoản thời gian cũ, mở ra khúc thời gian mới. Đây là bài post có nội dung nhìn lại. 1. Sau khi ...